"Thời gian quý báu lắm" là câu chuyện kể về Bác Hồ trong buổi sinh hoạt dưới cờ tuần thứ hai của Tháng 7/2022, được thực hiện bởi Chi bộ 2, phối hợp cùng Đoàn Thanh niên Công ty. Đây là 1 trong 80 mẫu chuyện ngắn về Bác Hồ được trích trong cuốn sách “Bác Hồ, con người và phong cách” do Nhà xuất bản Lao động ấn hành tại Hà Nội năm 1993.
Video tham khảo: Kể chuyện "Thời gian quý báu lắm" (Nguồn: Hãng phim trẻ - Thành phố năng động)
Thông qua câu chuyện "Thời gian quý báu lắm", tập thể Chi bộ 2 đút kết được bài học: Bác Hồ là một người rất biết quý trọng thời gian vì trong thời chiến mỗi một giây phút trôi qua có thể ảnh hưởng rất nhiều đối với đất nước, ảnh hưởng đến sinh mạng của các chiến sĩ vì vậy dù là một giây phút cũng không thể để nó trôi qua một cách vô ích. Câu chuyện về thói quen đúng giờ của Bác thể hiện sự tôn trọng của Bác với mọi người, đó cũng là sự tôn trọng chính bản thân mình. Bác là vị nguyên thủ quốc gia, trăm công ngàn việc mà còn sắp xếp, chủ động được thời gian dành cho người khác như thế, ắt là trong chúng ta ai cũng làm được như Bác nếu thực sự quyết tâm!
Tuy nhiên, theo dõi qua tác phẩm, hoạt động và sinh hoạt đời thường, điều ta có thể thấy rõ cái mà Người ghét nhất, “ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm” là các thói quan liêu, tham nhũng, xa hoa, lãng phí tiền bạc và thời gian của nhân dân.
– Chú làm tướng mà chậm đi mất 15 phút thì bộ đội của chú sẽ hiệp đồng sai đi bao nhiêu? Hôm nay chú đã chủ quan, không chuẩn bị đầy đủ các phương án, nên chú đã không giành được chủ động.
Một lần khác, Bác và đồng bào phải đợi một đồng chí cán bộ đến để bắt đầu cuộc họp. Bác hỏi:
– Chú đến chậm mấy phút?
– Thưa Bác, chậm mất 10 phút ạ!
– Chú tính thế không đúng, 10 phút của chú phải nhân với 500 người đợi ở đây.
Năm 1953, Bác quyết định đến thăm lớp chỉnh huấn của anh chị em tri thức, lúc đó đang bước vào cuộc đấu tranh tư tưởng gay go. Tin vui đến làm náo nức cả lớp học, mọi người hồi hộp chờ đợi.
Bỗng chuyển trời đột ngột, mây đen ùn ùn kéo tới, rồi một cơn mưa dồn dập, xối xả, tối đất, tối trời, hai ba tiếng đồng hồ không dứt. Ai cũng xuýt xoa, tiếc rẻ: mưa thế này, Bác đến sao được nữa, trời hại quá.
– Bác đến rồi, anh em ơi! Bác đến rồi!
Trong chiếc áo mưa ướt sũng nước, quần sắn đến quá đầu gối, đầu đội nón, Bác hiện ra giữa niềm ngạc nhiên, hân hoan và sung sướng của tất cả mọi người.
Về sau, anh em được biết: giữa lúc Bác chuẩn bị đến thăm lớp thì trời đổ mưa to. Các đồng chí làm việc bên cạnh Bác đề nghị Bác cho báo hoãn đến một buổi khác. Có đồng chí đề nghị tập trung lớp học ở một địa điểm gần nơi ở của Bác…
Nhưng Bác không đồng ý: “Đã hẹn thì phải đến, đến cho đúng giờ, đợi trời tạnh thì biết đến khi nào? Thà chỉ một mình Bác và một vài chú nữa chịu ướt còn hơn để cả lớp học phải chờ uổng công!”.
Thì ra, thấy trời mưa to, thông cảm với khó khăn của ban tổ chức và không muốn các đại biểu vì mình mà vất vả, Bác chủ động, tự thân đến tại chỗ chúc tết các đại biểu trước. Thật đúng là mối hằng tâm của một lãnh tụ suốt đời quên mình, chỉ nghĩ đến nhân dân, cho đến tận phút lâm chung, vẫn không quên dặn lại: “Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thời giờ và tiền bạc của nhân dân”.
Theo Tâm Nguyễn.
Các tin khác:
- Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người thầy vĩ đại của báo chí cách mạng Việt Nam
- Tư tưởng HCM về “nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của đảng”
- Tư Tưởng Hồ Chí Minh về trọng dụng hiền tài
- Kỷ niệm 116 năm ngày sinh tổng bí thư Trường Chinh (09/02/1907 – 09/02/2023)
- Video: Quá trình thành lập Đảng CSVN
- Học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong lao động sản xuất
- Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10
- Kể Chuyện Bác Hồ: : “Đôi dép Bác Hồ” - bài học về sự giản dị
- Kể Chuyện Bác Hồ: “Chiếc Đồng Hồ - bài học về sự đoàn kết”
- Toàn văn Bản Tuyên Ngôn Độc Lập 2/9/1945