Video về nguồn của Đảng - Giọng đọc: Kim Ngân, Dựng phim: Tâm Nguyễn.
- Vậy là một chuyến hành trình mới lại bắt đầu.
- Vừa đến Hà Nội, chúng tôi lên xe, mỗi người được đoàn chuẩn bị thức ăn tối, sau đó ngủ một giấc trên xe đến sáng. Đến sáng mai là chúng tôi sẽ đặt chân lên tới địa phận thành phố Hà Giang để bắt đầu chuyến hành trình của mình.
- Theo chân đoàn, xe chúng tôi chạy trên Quốc lộ 4C - hay còn được gọi với cái tên “đường Hạnh Phúc”, vượt qua dốc Bắc Sum để đến với Cao nguyên đá Đồng Văn hay còn gọi là Công viên địa chất toàn cầu Unesco Cao nguyên đá Đồng Văn.
Đến với cao nguyên miền đá xám, đến với quê hương sinh sống của 17 dân tộc anh em đã đoàn kết vượt qua thiên nhiên khắc nghiệt, biến những dãy núi đá tai mèo khô cằn phải khơi sinh sự sống, nở hoa.
Trải rộng trên 4 huyện vùng cao của tỉnh Hà Giang gồm: Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc, Đồng Văn, Cao nguyên đá Đồng Văn là một trong những vùng đá vôi đặc biệt của cả nước, chứa đựng những dấu ấn tiêu biểu về lịch sử phát triển của vỏ trái đất, những hiện tượng tự nhiên, những cảnh quan đặc sắc với 11 hệ tầng địa chất, mà trong đó hệ tầng cổ nhất có niên đại hơn 545 triệu năm.
Vượt qua đoạn đường đi quanh co đặc trưng của vùng cao nguyên, chúng tôi đến với dinh thự vua mèo, hay còn được gọi là Dinh thự họ Vương nằm trong một thung lũng thuộc địa bàn xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn.
Dinh thự họ Vương được xây từ thời Vương Chính Đức. Vương Chính Đức tham gia vào tổ chức Hươu nai của người Mông ở Đồng Văn để chống lại quân Cờ Đen (Trung Quốc). Quá trình chiến đấu, Vương Chính Đức được người Mông suy tôn làm thủ lĩnh, gọi là Vua Mèo.
Tại đây, chúng tôi được tìm hiểu về quá trình xây dựng và hình thành ngôi nhà này, nghe những câu chuyện về sự đóng góp cho Cách mạng của gia tộc họ Vương.
Năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh cử ông Hoàng Việt Hưng từ Cao Bằng sang Sà Phìn giác ngộ ông Vương Chính Đức đi theo cách mạng để đánh Pháp, Nhật, chống lại quân Tưởng Giới Thạch.
Năm 1950, nhờ sự giúp sức của Vương Chí Sình,người con trai của Vương Chính Đức, bộ đội chủ lực của Việt Minh bí mật hành quân qua Đồng Văn sang Cao Bằng mở mặt trận biên giới thu đông.
Khi tham quan tòa dinh thự, cả đoàn chúng tôi đều rất tò mò và thích thú bởi câu chuyện lịch sử xung quanh nó, cũng như cuộc đời của hai cha con vua Mèo và những câu chuyện thú vị về phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc trên mảnh đất Hà Giang
Tạm biệt nhà vua Mèo, chúng tôi Tiếp tục đoạn đường quốc lộ 4C, tiếp cận và chinh phục Đèo Mã Pì Lèng. Mỗi người trong đoàn khi nghe nhắc đến một trong tứ đại đỉnh đèo nguy hiểm nhất Việt Nam đều cảm xúc lẫn lộn.
Theo dòng lịch sử, Con đường dài khoảng 20 km chạy qua đèo Mã Pì Lèng được đặt tên là con đường Hạnh Phúc. Đường Hạnh Phúc được hàng vạn thanh niên xung phong thuộc 16 dân tộc của 8 tỉnh miền Bắc Việt Nam làm trong 6 năm (1959 - 1965) với trên 2 triệu lượt ngày công lao động, trong đó riêng đoạn đèo vượt Mã Pì Lèng được các thanh niên trong đội cảm tử treo mình trên vách núi lấn từng cm để làm trong 11 tháng.
Cảm xúc lẫn lộn của chúng tôi không chỉ vì vẻ đẹp quá hùng vĩ của núi non trùng điệp, mà còn tự hào vì chính con người Việt Nam xưa. “Đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên.”
Theo lời kể của hướng dẫn viên, 17 thanh niên trong đội cảm tử phải treo mình bằng dây trên các vách đá ròng rã trong 11 tháng đục đẽo hoàn toàn bằng bàn tay trần và những phương tiện thủ công. Nhằm thể hiện lòng quyết tâm và tinh thần đối diện với hiểm nguy, các công nhân đã đặt tại lán của mình 10 chiếc quan tài và truy điệu sống trong từng ngày làm việc. Công trình này làm chúng tôi nhớ đến lời chủ tịch Hồ Chí Minh “Đào núi và lấp biển, Quyết chí ắt làm nên”.
Ai đã đi qua Mã Pì Lèng một lần đều sẽ bị mê hoặc vì vẻ đẹp hùng vĩ và đầy huyền bí của con đèo nối liền hai huyện Đồng Văn và Mèo Vạc. Gió, nắng, mây mù, khung cảnh nơi đây hoang sơ như thuở khai thiên lập địa.
Từ trên đèo cao nhìn xuống là dòng sông Nho Quế xinh đẹp – được ví như là mạch sống của đất Hà Giang. phần đầu sông chảy từ thôn Séo Lủng, xã Lũng Cú đi qua Hẻm Tu Sản lại được xem là đoạn có cảnh sắc ngoạn mục, say đắm lòng người nhất. Tại đây, chúng tôi được dừng lại tham quan để chiêm ngưỡng dòng sông xinh đẹp giữa lòng núi rừng thiên nhiên hùng vĩ.
Kết thúc hành trình tại xã Đồng Văn. Chúng tôi lại tiếp tục theo chân đoàn đến với một địa danh lịch sử kế tiếp.
Hà Giang nổi tiếng với các di sản gắn liền với lịch sử giữ nước của dân tộc. Trong đó, phải kể đến di tích cột cờ Lũng Cú, một trong những cột cờ thiêng liêng bậc nhất của nước ta. Có thể khẳng định rằng di tích này đã tồn tại cùng với sự hình thành dải đất thiêng liêng hình chữ S của Việt Nam, là niềm tự hào của dân tộc trong công cuộc giữ gìn sự toàn vẹn lãnh thổ.
Cột cờ Lũng Cú là một cột cờ quốc gia nằm ở đỉnh Lũng Cú hay còn gọi là đỉnh núi Rồng, điểm cao nhất của cực Bắc Việt Nam.
Sử sách truyền rằng, cột cờ Lũng Cú được xây dựng đầu tiên từ thời Lý Thường Kiệt . sau khi đẩy lùi quân xâm lược phương Bắc sang tận Ung Châu, tướng quân Lý Thường Kiệt trở về qua biên ải hội quân, ông cắm một lá cờ trên đỉnh núi Rồng và nói đại ý: Đất này là của cha ông ta. Nơi đây là máu thịt của Tổ quốc, chúng ta phải giữ gìn.
Sau này, vào năm 1887, khi thực dân Pháp đã thôn tính hoàn toàn nước ta, cột cờ đã được xây dựng lại. Từ đó đến nay, công trình đã được nhiều lần trùng tu hoặc xây dựng lại nhiều lần với kích thước, quy mô lớn dần theo thời gian và có diện mạo như ngày nay.
Nhờ cột cờ này, mà suốt chiều dài lịch sử, mảnh đất biên ải nơi cực Bắc được tồn tại đến hôm nay.
Với những giá trị lịch sử sâu sắc, ngày 18/11/2009, Nhà nước đã công nhận Cột cờ Lũng Cú là Di tích lịch sử quốc gia.
Tiếp tục hành trình để đến với di tích lịch sử cuối cùng trong chuỗi các di tích của chương trình,
Nếu như các cột mốc nằm ở những nơi hoang ᴠu, phải mất nhiều công ѕức mới có thể di chuуển lên được thì cột mốc ѕố 0 lại khác. Nó lại nằm ngaу trung tâm thành phố Hà Giang, nơi tập trung dân cư đông đúc.
Cột mốc số 0 đặt ở phía trong công viên đối diện với quảng trường 26 - 3 bên cạnh là sông Lô. Cột mốc km số 0 chính là điểm bắt đầu của quốc lộ 2, nối giữa 2 tỉnh Hà Giang và thủ đô Hà Nội.
Di tích cột mốc số 0 đáng lẽ phải là điểm đầu tiên để đoàn chúng tôi xuất phát, tuy nhiên, đây là điểm kết thúc trong chuỗi hành trình khám phá vùng Đông Bắc. Đến đâу cả đoàn chúng tôi cùng chụp một bức ảnh kỉ niệm đánh dấu lần đặt chân đến Hà Giang.
LỜI KẾT
Hành trình về nguồn không chỉ đơn thuần là sinh hoạt chuyên đề, đối với chúng tôi, đây là một hành trình văn hóa hết sức thiết thực và mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Tại mỗi nơi mà chúng tôi đã đi qua, không đơn giản là tham quan hay vui chơi mà còn là cơ hội để mỗi người lắng đọng lại, nghĩ về thế hệ cha ông đã hy sinh, cống hiến cả đời cho đất nước. Đi để thấy đất nước Việt Nam tươi đẹp, mỗi người chúng tôi đều không khỏi thốt lên những cảm xúc không thể tả trước vẻ đẹp quá hoang sơ và hùng vĩ của vùng núi phía Bắc.
Chuyến hành trình cũng là để những người đảng viên chúng tôi có cơ hội giao lưu, gắn kết, thắt chặt tình đoàn kết trong tập thể.
Xin chân trọng cảm ơn Đảng ủy và Ban điều hành công ty đã tạo mọi điều kiện để tập thể đảng viên có một chuyến hành trình thật sự ý nghĩa.
Kim Ngân, Nguyễn Tâm.
Các tin khác:
- Lễ trao giải Cuộc thi ảnh đẹp ngành cấp nước TPHCM
- HỘI THAO CẤP NƯỚC TRUNG AN NĂM 2024
- Đảng ủy Cấp nước Trung An tổ chức sinh hoạt chuyên đề cấp chi bộ trực thuộc nhân dịp kỷ niệm Ngày Chiến thắng (30/4)
- Đồng chí Lê Trọng Hiếu được chỉ định là Phó Bí thư Đảng ủy Công ty Cổ phần Cấp nước Trung An nhiệm kỳ 2020-2025
- Tài liệu Hội nghị NLĐ năm 2024
- Cấp nước Trung An phát động phong trào chạy bộ rèn luyện sức khỏe
- Cấp nước Trung An tổ chức các hoạt động chào mừng 8 tháng 3
- Giải bóng đá chào mừng 18 năm Cấp nước Trung An
- Công đoàn Cấp nước Trung An hưởng ứng tháng cao điểm "Ngày Pháp luật Việt Nam" năm 2023
- Cấp nước Trung An tổ chức Hội nghị tuyên dương "Dân vận khéo" năm 2023