Tổng quát
MỖI NĂM CÓ KHOẢNG 9.000 NGƯỜI TỬ VONG VÌ NGUỒN NƯỚC Ô NHIỄM
(Ngày đăng: 08/05/2017)
Cùng với sự đô thị hóa nhanh và phát triển công nghiệp, các vấn đề môi trường như rác thải, nhất là tình trạng ô nhiễm nước ngày càng trở nên trầm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân.
Hệ lụy vì ô nhiễm nguồn nước
Mỗi năm Việt Nam sử dụng khoảng 80,6 tỷ m3 nước, gần 82% tổng lượng nước mặt trên toàn quốc được sử dụng cho tưới, 11% cho nuôi trồng thủy sản, 5% cho công nghiệp, 3% cho nông nghiệp và 3% cho đô thị. Do khai thác nước không hợp lý, không theo quy hoạch nên nguồn nước đang bị suy giảm nghiêm trọng cả về số lượng lẫn chất lượng.
Hầu hết các sông chính ở Việt Nam đều đã và đang bị ô nhiễm với các mức độ khác nhau, trong đó ô nhiễm chủ yếu các vùng trung và hạ lưu, khu vực tập trung đông dân cư và các khu công nghiệp, hiện tượng ô nhiễm diễn ra nghiêm trọng hơn. Đặc biệt, mức độ ô nhiễm tăng cao vào mùa khô, khi lượng nước chảy vào các con sông giảm.
Ngoài ô nhiễm nguồn nước mặt, thì nguồn nước dưới đất cũng đang phải đối mặt với những vấn đề như nhiễm mặn, nhiễm thuốc trừ sâu, các chất có hại khác. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, nước biển Việt Nam cũng đã có dấu hiệu bị ô nhiễm do sự ô nhiễm từ các lưu vực sông và do các hoạt động phát triển kinh tế vùng cửa sông, ven biển...
Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường, trung bình mỗi năm có khoảng 9.000 người tử vong vì nguồn nước ô nhiễm, trên 200.000 trường hợp được phát hiện ung thư mà một trong những nguyên nhân là do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.
Hiện cả nước có hơn 770 đô thị, trong đó có hai đô thị đặc biệt; 15 đô thị loại một; 14 đô thị loại hai; 53 đô thị loại ba; 65 đô thị loại bốn, còn lại là đô thị loại năm. Tuy vậy, tỷ lệ dân đô thị hưởng dịch vụ thoát nước chỉ chiếm khoảng 60% và tỷ lệ nước thải sinh hoạt được xử lý mới đạt khoảng 12%.
Điển hình như tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, phần lớn nước thải sinh hoạt (không được xử lý, đổ thẳng vào các ao, hồ, sau đó chảy ra các con sông lớn tại vùng châu thổ sông Hồng và sông Đồng Nai-Sài Gòn.
(Ảnh: Sưu tầm)
Ngoài ra, nhiều nhà máy và cơ sở sản xuất, các lò mổ cũng không được trang bị hệ thống xử lý nước thải. Ngay cả các bệnh viện, hiện thải khoảng 7.000 m3/ngày, thì chỉ có 30% trong số này là được xử lý.
(Nguồn: Theo Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam)
Số lượt xem: 665
Các tin khác:
- SÔI NỔI HỘI THI KARAOKE CỦA KHỐI THI ĐUA 4 – CỤM THI ĐUA 2
- Thông báo về việc súc xả kiểm tra chất lượng nước trên mạng truyền tải
- Thông báo về việc thay đổi Văn phòng làm việc Công ty Cổ phần Cấp nước Trung An
- Về việc hỗ trợ thông báo người dân trên tuyến đường Vườn Lài, đường Thạnh Lộc 27 đăng ký thực hiện gắn mới, nâng-dời-tái lập danh bạ đồng hồ nước trước ngày 23/10/2024
- Thông báo về việc súc xả kiểm tra chất lượng nước trên mạng truyền tải
- Cấp nước Trung An nhận giải thưởng Tôn Đức Thắng năm 2024
- Ứng dụng GIS - giải pháp tối ưu cho công tác, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng
- Thông báo về việc thực hiện cuộc gọi định danh TAWACO thuộc Công ty Cổ phần Cấp nước Trung An
- Khối thi đua 4 kinh doanh ngành nước và cụm thi đua 2 công đoàn thi đua hoàn thành nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch và chương trình công tác năm 2024
- Cấp nước Trung An giao lưu, trao đổi kinh nghiệm ứng dụng CNTT trong SXKD cùng Cấp nước Thủ Đức